18 Câu Thả Thính 'Chất Hơn Cả Ngôn Tình' Trong Văn Học Việt Nam Và Nước Ngoài
Đâu chỉ có truyện ngôn tình mới giúp bạn cưa đổ crush. Văn học Việt Nam và quốc tế cũng cất giữ cả một kho 'bí kíp thả thính', được sáng tác bởi toàn 'ông hoàng/bà chúa thơ tình' vĩ đại nhất thế kỷ 20 như Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Puskin...
Xuân Diệu được người đời ca tụng là "ông hoàng thơ tình" của làng văn học Việt Nam. Gia tài thơ của ông có nhiều sáng tác nói về tình yêu đôi lứa, mang đậm phong cách lãng mạn. Biển là một trong những sáng tác nổi bật của Xuân Diệu. Nó được lấy cảm hứng từ biển Quy Nhơn với cát vàng, nước biếc dạt dào, tiếng thầm thì của phi lao như lời tâm sự của những đôi tình nhân.
Không nằm trong các tác phẩm văn học, câu nói đậm "ngôn tình" trên được trích dẫn từ một trong 500 lá thư tình của nhà văn Vũ Tú Nam và vợ - nhà báo Thanh Hương gửi cho nhau. Đây là những lá thư hai người viết cho nhau từ năm 1950 trở đi, khi còn là bạn bè, rồi người yêu, sau đó thành vợ chồng. Bên cạnh những bức thư mùi mẫn, câu chuyện tình yêu lãng mạn 64 năm của họ cũng nhận được sự ngưỡng mộ và tán thưởng từ công chúng.
Khác với giọng thơ da diết và nồng nàn của Xuân Diệu, Nguyễn Bính - một thi sĩ nổi tiếng của dòng thơ lãng mạn lại gây ấn tượng với độc giả bởi những bài thơ tình mang đậm sắc thái dân dã, mộc mạc và dung dị.
Những tác phẩm của ông đều mang một nét rất riêng biệt nhưng vô cùng chân thật, phản ánh rõ tâm trạng khi yêu mà bất cứ ai cũng từng trải qua. Nếu đang thầm tương tư ai đó, bạn có thể mượn những vần thơ của Nguyễn Bính để thổ lộ lòng mình.
Câu tỏ tình vừa thực tế, vừa bá đạo này nằm trong bài thơ Tiếng hát con tàu, thuộc tập thơ Ánh sáng và phù sa, được sáng tác năm 1960 bởi nhà thơ Chế Lan Viên. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam trong thời kỳ văn học hiện đại trước và sau Cách mạng tháng Tám.
Chỉ bằng một câu "thả thính" đầy ngẫu hứng, anh cu Tràng - nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân đã "tán đổ" người đàn bà tên Thị, sau đó còn lấy được nàng về làm vợ. Muốn có "gấu" trước khi hè đến, bạn nên mạnh dạn học tập anh Tràng.
Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của người dân tộc Thái (tên gốc là Xống chụ xon xao), được Mạc Phi sưu tầm và ấn hành năm 1960 với độ dài 1.846 câu. Nội dung bài thơ kể về một đôi nam nữ yêu nhau từ thuở còn thơ nhưng bị chia lìa do gia đình ngăn cấm. Sau bao gian nan vất vả, họ cũng có được cái kết viên mãn bên nhau khi về già.
Nếu vẫn còn cô đơn và đang đi tìm một nửa, bạn có thể mượn đoạn thơ đầy lãng mạn và thi vị của nhà thơ Bùi Minh Quốc để tỏ bày tâm tư.
Kể cả không phải là dân chuyên Văn, chắc hẳn bạn vẫn cảm thấy quen thuộc với đoạn thơ mang âm hưởng trầm buồn và đầy tiếc nuối về câu chuyện tình dở dang của một cặp trai gái phải chia xa này.
Theo các nhà sinh học, trái tim con người có 4 ngăn bao gồm: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái và tâm thất phải. Nhưng đối với một nhà thơ như Tố Hữu, trái tim của một người đàn ông chỉ nên chia ra làm 3 phần là đủ. Nó nên được khỏa lấp bằng tình yêu với Tổ quốc, với sự nghiệp và dành cho người phụ nữ của đời mình mà thôi.
Không chỉ văn học Việt Nam, các tác phẩm văn học nước ngoài cũng gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc với những câu trích dẫn chứa đựng cả một "rổ thính".
Hoàng tử bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương). Cho đến nay, nó đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất mọi thời đại.
Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ hiếm hoi tạo được tiếng vang lớn trong làng văn học Việt Nam. Bà sống mãi trong lòng độc giả với những câu thơ chan chứa tình yêu, như nói hộ nỗi lòng của phái nữ khi sa vào lưới tình.
Các bài thơ của bà đa phần thể hiện cảm xúc yêu đương trong lòng các cô gái: vừa e ấp, nhẹ nhàng nhưng đầy mãnh liệt và không kém phần lãng mạn, bay bổng.
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Những chủ đề trong các tác phẩm của ông thường hướng về tình yêu với thiên nhiên, con người, cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Tuy vậy, khi đề cập đến tình yêu đôi lứa, thơ của Huy Cận cũng gây "lịm tim" không kém gì các sáng tác của người bạn tâm giao - Xuân Diệu.
Vừa thể hiện tình yêu đất nước, vừa bộc lộ được tấm chân tình với người mình yêu, cách tỏ tình "hai trong một" của nhà thơ Nguyễn Đình Thi xứng đáng được thế hệ trẻ học hỏi và áp dụng.
Puskin là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Tôi yêu em là sáng tác nổi tiếng nhất của ông, đồng thời là bài thơ tình có sức ảnh hưởng nhất thế giới cho tới tận ngày nay. Nó được coi là tuyệt tác thơ tình trong làng văn học quốc tế. Tác phẩm được cho là lấy cảm hứng từ Anna Olenia - người con gái Pushkin yêu và muốn lấy làm vợ. Tuy nhiên, Puskin đã bị Anna cự tuyệt khi ngỏ lời yêu.
Ngoài Tôi yêu em, Vô tình và Nhớ là hai trong số chín kiệt tác thơ tình "sống mãi với thời gian" của đại thi hào nước Nga này. Khác với tâm trạng đau khổ của một chàng trai yêu đơn phương trong Tôi yêu em, Vô tình kể về hành trình tình yêu đầy màu sắc của một cặp đôi từ khi quen nhau đến chia tay vì những hờn ghen, hiểu lầm vu vơ.
Trong khi đó, Nhớ của Puskin lại là một câu chuyện về những mâu thuẫn giằng xé của một chàng trai khi trót tương tư một cô gái trong tâm trí mà không hề hay biết. Lời thơ nhẹ nhàng, trẻ trung và dí dỏm của Nhớ đã khắc họa rõ nét những rung động ban đầu mà bất cứ bạn trẻ nào ở thời đại này cũng đã, đang và sẽ trải qua khi yêu.
(Theo VnExpress)